Tình trạng hiện tại của các nước tham gia Nghị_định_thư_Kyōto

Nhật Bản

Trong cuộc gặp gỡ tháng 11 năm 2007 tại Washington D.C., Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush nhấn mạnh về sự hợp tác tiếp tục giữa hai nước về vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển sạch và an ninh năng lượng. Theo đó hai bên đã cùng đưa ra các cam kết:

  • Quyết không để Hiệp định khung về vấn đề biến đổi khí hậu (ở VN hay gọi là Công ước khung) Bali sụp đổ và cùng lập nên một "Lộ trình Bali "nhằm tạo một sức nặng cần thiết" cho các cuộc hội đàm để thông qua một Hiệp định hoàn chỉnh vào 2012.
  • Liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh G8 sẽ được tổ chức ở Toyako, Hokkaido sắp tới, hai nước cam kết lẫn nhau về việc thỏa mãn các yêu cầu về vai trò đối với các nghĩa vụ trên cương vị là thành viên của G8, song song đó hai nước sẽ tiếp tục hợp tác để có bước tiến rõ ràng hơn cho một Hiệp định khung nhận nhiều sự đồng thuận vào 2012.
  • Lập một chương trình riêng trong Hội nghị thượng đỉnh G8 nhằm xác định các đóng góp cụ thể cho công tác bảo vệ môi trường của từng nước trước năm 2009 và cùng theo đuổi một thỏa ước trong đó cho phép dung hoà giữa các cam kết môi trường đi kèm một nền kinh tế phát triển bền vững.
  • Cùng tập trung vào các thảo luận để có một nền kinh tế bền vững dựa trên các tiêu chuẩn môi trường toàn cầu:
  1. Một mục tiêu dài hạn cho công tác cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính đi cùng với mục tiêu phát triển kinh tế.
  2. Các chương trình quốc gia cho phép xác định các mục tiêu trung hạn để hỗ trợ cho mục tiêu toàn cầu kèm với các công cụ chính sách thích hợp nhằm theo dõi tiến trình bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất.
  3. Tiến hành các dự án hợp tác phát triển công nghệ và triển khai các chiến lược trong các lãnh vực chủ chốt gồm nhà máy phát điện có hàm lượng khí cacbon thải thấp, công nghệ sạch trong phương tiện chuyên chở, các chương trình khai thác đất đai, chú ý phát triển các nguồn năng lượng thay thế (nguyên tử, mặt trời, năng lượng gió) và nâng cao tiêu chuẩn môi trường hiện tại.
  4. Có biện pháp cơ cấu các khoản tài chính cho mục tiêu hỗ trợ phát triển công nghệ sạch đi kèm với các chính sách thích hợp kích thích tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ từ công nghệ sạch.
  5. Nhanh chóng cải cách các chính sách theo dõi tiến trình bảo vệ môi trường hiện tại để các nước thành viên Liên hiệp quốc đều có thể cùng áp dụng tham gia.
  • Góp phần nêu bật các giá trị có được thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển môi trường toàn cầu, nhấn mạnh sự hợp tác giữa khu vực công và tư trong các đề án phát triển như đã đề cập trong Thỏa thuận của liên hiệp châu Á - Thái Bình Dương về khí hậu và phát triển sạch (Asia-Pacific Partnership on Clean Development and Climate-APP)
  • Tiếp tục vai trò lãnh đạo của hai nước trong nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển năng lượng và công nghệ môi trường sạch, song song với việc khuyến khích các nền kinh tế phát triển khác tiếp tục tăng ngân sách cho việc bảo vệ môi trường.
  • Cải thiện hợp tác trên các lãnh vực về năng lượng nguyên tử dưới các điều ước ký kết trong Cộng tác toàn cầu về năng lượng hạt nhân (Global Nuclear Energy Partnership) và Kế hoạch hợp tác năng lượng hạt nhân Mỹ - Nhật (U.S.-Japan Joint Nuclear Energy Action Plan) nhằm đạt được các mục tiêu về cắt giảm khí thải trên nền tảng các tiêu chuẩn an toàn và hạn chế vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghị_định_thư_Kyōto http://www.boston.com/news/science/articles/2007/0... http://www.carbonsolutionsgroup.com/CESwhitepaper.... http://www.nature.com/nature/journal/v449/n7165/fu... http://www.ucar.edu/news/record/ http://www.business.uiuc.edu/seppala/econ102/kyoto... http://ec.europa.eu/environment/climat/kyoto.htm http://www.epa.gov/airmarkets/ http://unfccc.int/cop3/fccc/info/indust.htm http://unfccc.int/essential_background/convention/... http://unfccc.int/essential_background/convention/...